Thi công cột dầm sàn là khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình thực hiện các công trình xây dựng. Vậy thi công cột dầm sàn là gì? Biện pháp thi công cột dầm sàn gồm bao nhiêu bước? Có những lưu ý gì trong thi công dầm sàn để tránh những sự cố xảy ra? Mời các bạn cùng đi tìm trả lời cho những câu hỏi này với I - Connect VN trong bài viết sau nhé.
Thi công dầm sàn đúng quy trình là việc làm có ý nghĩa đối với bất kỳ công trình xây dựng nào. Mọi công đoạn thi công cột dầm sàn đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ nhằm đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật và an toàn cho công trình.
Cột dầm sàn là vật dụng không thể thiếu khi làm khuôn đổ bê tông trong thi công xây dựng. Dầm là một cấu kiện nằm nghiêng hoặc nằm ngang trong kết cấu xây dựng có khả năng chịu tải trọng và nâng đỡ các bộ phận ở phía trên.
Cột dầm sàn thực hiện trên nguyên tắc giằng và đỡ với cấu trúc liên kết phức tạp. Thi công cột dầm sàn chỉ thành công khi nó đáp ứng được những yêu cầu về khoa học, kỹ thuật và chịu lực thấp.
Để đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ khi thi công, cột dầm sàn cần đạt các yêu cầu kỹ thuật bao gồm:
Để đảm bảo chất lượng, đúng kỹ thuật và độ an toàn cho người sử dụng, các bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
Lắp dựng dàn giáo là công việc đầu tiên khi tiến hành biện pháp thi công cột dầm sàn. Đội thợ xây dựng cần đảm bảo nền nhà được san phẳng, đầm chặt để chịu được lực khi đổ sàn bê tông. Tiếp đó là thực hiện đo độ cao, xác định vị trí góc ngôi nhà để dầm sàn được đổ đúng độ cao và đúng trong phạm vi xây dựng.
Bước gia công lắp dựng cốt pha sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mặt của dầm sàn sau khi đổ bê tông. Do vậy, bạn cần chú về ván cốt pha phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, nó không bị cong vênh hay có các lỗ thủng lớn.
Các ván cốt pha cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp dựng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Sau khi lắp dựng ván khuôn cần kiểm tra lại kích thước, cao độ, độ chắc chắn và độ kín mặt trong ván khuôn.
Thực hiện bước này, bạn cần chọn đúng chủng loại thép và lắp đặt theo đúng như bản vẽ đã có. Các vị trí nối thép cần bố trí theo đúng tiêu chuẩn từ 30D – 45D tùy vào vị trí chịu lực. Thép sau khi lắp dựng cần được bô thép ly một cách chắc chắn nhằm hạn chế việc bị bỏ qua nhiều vị trí không bô thép.
Khi đó sẽ ảnh hướng đến vấn đề chịu lực của toàn bộ kết cấu thi công do thép bị xô khỏi vị trí ban đầu. Lưu ý, chúng ta nên thí nghiệm khả năng chịu kéo của thép có theo đúng tiêu chuẩn hay không trước khi nhập về và gia công lắp đặt.
Sau khi lắp dựng xong cốt pha và cốt thép. Tiếp theo, bạn tiến hành lắp đặt ống gen chờ sẵn và hệ thống điện nước âm trong dầm sàn bê tông. Bạn chú ý cần lắp hệ thống điện nước âm cố định chắc chắn để tránh xê dịch trong quá trình đổ bê tông.
Sau khi đã hoàn thành 4 bước trên thì bạn tiến hành kiểm tra tổng thể từng chi tiết để đảm bảo được lắp dựng đúng theo bản vẽ thiết kế. Chú ý về cốt pha đảm bảo về kích thước, độ cao và tính thẩm mỹ.
Cốt thép đúng kích thước, các vị trí nối đúng kỹ thuật và khoảng cách thép đúng bản vẽ. Các con kê lắp đặt đúng mật độ để đảm bảo thép không bị võng hay nằm sát vào cốt pha khi đổ bê tông.
Nếu tất cả các chi tiết trên đảm bảo sẽ tiến hành đổ bê tông. Quá trình đổ bê tông cần diễn ra liên tục đến khi xong toàn bộ dầm sàn đã lắp đặt cốt pha và cốt thép. Bạn tránh đổ bê tông làm 2 lần sẽ ảnh hưởng đến khả năng liên kết giữa các mối nối và có thể bị thấm dột và nứt sau sau này.
Quá trình đổ bê công, bạn cần lưu ý đầm dùi bê tông đúng kỹ thuật, đầm cẩn thận nhất là ở các vị trí góc hẹp để bê tông được lèn chặt. Không được đầm sơ sài sẽ làm bê tông bị rỗ và rỗng bên trong, cũng không được đầm bê tông kỹ quá sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng chịu lực. Trong khi đổ cần chú ý các con kê giữ cốt thép đúng vị trí.
Bảo dưỡng bê tông là bước cuối cùng và cực kỳ đơn giản. Nó yêu cầu ít kỹ thuật nhất nhưng lại cực kỳ quan trọng trong biện pháp thi công cột dầm sàn. Nếu bạn thực hiện 5 bước trên đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhưng sau khi đổ, bê tông không được bảo dưỡng đúng cách chắc chắn nó sẽ không đảm bảo chất lượng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực.
Bê tông sau khi đổ cần thời gian khoảng 28 ngày để kết tinh và đạt đến 98% khả năng chịu lực, còn 2% sẽ diễn ra trong những nhiều về sau. Đặc biệt cần 7 ngày đầu tiên để bê tông đạt đến 70% khả năng chịu lực trong điều kiện bình thường.
Do vậy, khoảng 7 ngày đầu tiên, bạn cần bảo dưỡng, thường xuyên tưới ẩm để bê tông đủ độ ẩm giúp quá trình thủy phân và kết tinh xi măng được tốt nhất. Nếu trời quá nắng, cần dùng bao bố che đậy và tưới ẩm để nhanh bốc hơi làm khô bê tông.
Để đảm bảo an toàn và chất lượng khi tiến hành biện pháp thi công dầm sàn, đội thợ xây dựng cần lưu ý một số điểm sau:
Trên đây là những chia sẻ của I - Connect VN về những biện pháp thi công cột dầm sàn đúng quy trình kỹ thuật để đạt được chất lượng cao và hiệu quả tốt nhất. Cùng với đó là một số lưu ý mà bạn cần đảm bảo lúc tham gia thi công để công trình đạt chất lượng tốt nhất. Nếu khách hàng cần thêm những chia sẻ thông tin về xây dựng, kiến trúc hãy truy cập vào sàn thương mại điện tử của chúng tôi để đọc thêm các bài viết có liên quan.