Hiện nay có rất nhiều các gia đình với đối diện với tình trạng trần nhà bị thấm nước, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Việc trần nhà bị thấm về lâu về dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng ngôi nhà của bạn. Sau đây, để giúp các gia đình, I - CONNECT VN sẽ chia sẻ một số cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả nhất hiện nay.
Để có thể tìm ra cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả, nhanh chóng nhất cần phải tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. I – CONNECT VN đã tìm hiểu và tổng hợp được một số nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến trần nhà bị thấm.
Tình trạng thấm, dột trần nhà thường xuyên xuất hiện tại những ngôi nhà cũ, đã được xây dựng từ lâu. Với những ngôi nhà này, theo thời gian khiến phần trần nhà dần dần xuống cấp khiến khả năng chống nước hạn chế hơn. Do đó, phần trần nhà vào mùa mưa lớn rất dễ bị thấy những phần bị thấm, ngấm nước.
Đặc biệt, đối với những ngôi nhà đã được xây dựng lâu năm sẽ không có những biện pháp chống thấm đúng cách và chất lượng. Do đó khả năng chống thấm cũng hạn chế hơn, đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến trần nhà bị thấm và bắt đầu xuống cấp trầm trọng hơn.
Một trong những nguyên nhân khác dẫn tới trường hợp trần nhà bị thấm chính là phần nước ứ đọng chảy từ trên mái nhà và sân thượng. Đặc biệt, vào mùa mưa lũ khiến phần mái và sân thượng ứa đọng quá nhiều nước, nước không thể chảy kịp do đó ngấm dần vào phần tường nhà cũng như phần trần nhà.
Dần dần thông qua những vết nứt chân chim trên trần nhà cũng như những phần mao mạch rỗng của trần nhà khiến nước càng dễ dàng thấm vào nhiều hơn. Do đó, cách để xử lý chống thấm trần nhà chính là tìm cách thoát nước cho phần mái và sân thượng hiệu quả nhất.
Hiện nay, rất nhiều gia đình có khu nhà vệ sinh và đường ống nước do thiết kế, lắp đặt không đúng quy chuẩn khiến phần nước bị rò rỉ rất nhiều, ảnh hưởng và trực tiếp thấm vào phần trần nhà tầng dưới.
Đặc biệt là ở khu vực phòng tắm khi không được thiết kế hệ thống thoát nước tốt, tạo độ dốc sàn đúng theo quy định sẽ khiến nước bị ứa động. Từ đó ảnh hưởng tới phần trần nhà của tầng dưới, theo thời gian sẽ xuất hiện nhiều vết ẩm mốc trên trần nhà.
Một nguyên nhân khác khiến trần nhà bị thấm là do trong quá trình thi công không giám sát kỹ nguồn vật liệu xây dựng được sử dụng cho phần trần nhà, việc đổ trần cũng công được đảm bảo.
Ngôi nhà chính vì thế sẽ rất nhanh chóng xuống cấp và tình trạng thấm dột trần nhà sẽ nhanh chóng xuất hiện. Do đó, việc sử dụng vật liệu khi xây dựng nhà ở cần đảm bảo chất lượng, có thể sử dụng thêm những vật liệu chống thấm để tăng khả năng chống thấm của trần nhà.
Hiện nay có rất nhiều cách giúp các gia đình có thể hạn chế được tình trạng thấm trần nhà của mình một cách hiệu quả nhất. Từ đó đảm bảo chất lượng, kết cấu của ngôi nhà sẽ không nhanh chóng xuống cấp. Chi tiết các cách sẽ được I – CONNECT VN thông tin ngay dưới đây.
Keo chống thấm trần nhà cũng là một cách giúp gia đình bạn có thể hạn chế tình trạng thấm trần nhà hiệu quả nhất. Cách này không những đảm bảo khả năng chống thấm tốt, ngăn ngừa ẩm mốc trên phía trần nhà mà còn giúp tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
Với hình thức này, mọi gia đình hoàn toàn có thể sử dụng một cách tiện lợi nhất để có thể chống thấm trần cho nhà mình. Cụ thể quy trình xử lý chống thấm bằng keo chống thấm trần nhà như sau:
Hiện nay trên thị trường xuất hiện một loại màng chống thấm tự dính, các gia đình cũng có thể lựa chọn để linh hoạt các giải pháp chống thấm trần nhà đảm bảo hiệu quả nhất. Với khả năng chống thấm nước cao, hạn chế rò rỉ nước chắc chắn sau khi xem sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp chống thấm tự dính
Đối với phần màng chống thấm không chỉ tác dụng chống thấm tốt theo tên, mà loại màng này còn có thể chịu nhiệt tốt và chống tia tử ngoại độc hại hiệu quả. Do đó, khi tầng được bố trí lớp màng chống thấm tự dính sẽ làm hạn chế được việc nước thấm hay dột vào trần nhà.
Nhựa đường cũng là vật liệu được rất nhiều gia đình hiện nay sử dụng để chống thấm cho phần trần nhà của mình.Với những nét rạn, vết nứt hay vết chân chim trên tường, nhựa đường hoàn toàn có thể che lấp khiến nước không thể tiếp tục thấm vào phần trần nhà.
Tuy nhiên, với cách xử lý chống thấm trần nhà bằng nhựa đường cần có quy trình thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, khả năng chống thấp tốt. Đặc biệt, bước vệ sinh bụi bẩn sạch sẽ trước khi quét phần nhựa đường lên trần nhà để chống thấm.
Trên thị trường hiện nay có một sản phẩm chuyên được sử dụng, là cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả đó chính là những miếng dán chống thấm trần nhà. Với cách này ưu điểm lớn nhất là dễ dàng sử dụng, nhanh chóng mà không cần mất thời gian thi công cầu kỳ, phức tạp.
Tuy nhiên, với những miếng dán chống thấm trần nhà chỉ có hiệu quả chống thấm cao nhất đối với những ngôi nhà mới xuất hiện vết thấm, dột hay ẩm mốc mức độ nhẹ. Đối với những ngôi nhà có phần trần nhà bị thấm dột nặng nên ưu tiên sử dụng những cách khác để đảm bảo khả năng chống thấm trần nhà tốt nhất.
Một trong những cách xử lý chống thấm trần nhà bị dột hiệu quả hiện nay chính là sử dụng kết hợp phụ gia chống thấm. Với phụ gia chống thấm bảo đảm khả năng chống thấm tốt cho phần trần nhà, hạn chế tối đa tình trạng nước thấm, dột vào trong nhà.
Tuy nhiên, cách này chỉ đảm bảo chất lượng nhất khi được sử dụng trong quá trình xây nhà. Các gia đình khi bắt tay vào xây dựng nên ưu tiên sử dụng ngay phụ gia chống thấm để ngăn ngừa tình trạng thấm, dột vào trần nhà sau thời gian sử dụng.
Hiện nay các hãng sơn liên tục cho ra mắt những mẫu sơn chống thấm hiệu quả. Việc sử dụng sơn chống thấm không chỉ đảm bảo khả năng chống thấm tốt cho phần trần nhà mà còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
Phần sơn chống thấm sẽ tạo ra một lớp màng mỏng. Tuy nhiên, lớp màng này còn có khả năng chống thấm, ngấm nước cực kỳ tốt. Do đó các gia đình hoàn toàn khi sử dụng sơn chống thấm cho ngôi nhà của mình. Để đảm bảo hiệu quả, việc chuẩn bị sơn và bề mặt cũng như quy trình thi công cũng cần phải chú ý trong khi xây dựng.
Sikaproof Membrane là một loại vật liệu chống thấm rất tốt nên được nhiều gia đình hiện nay sử dụng là cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả nhất. Vì bản chất đây là một loại màng lỏng Bitum Polymer nên khả năng chống thấm nước cực kỳ tốt. phù hợp để chống thấm cho ban công, sàn nhà, sân thường, vách tường,…
Đặc biệt, đây là cách xử lý chống thấm trần nhà đơn giản nhất với các bước thi công nhanh chóng. Từ đó đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian cũng như chi phí để đầu tư chống thấm trần nhà bằng Sikaproof Membrane.
Hiện nay có rất nhiều gia đình mặc dù biết phần trần nhà đang thấm, dột nước nhưng lại không tìm giải pháp để khắc phục, xử lý tình trạng đó. Thực chất rằng, nếu để việc thấm nước vào trần nhà diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới ngôi nhà của bạn.
Hãy cùng I – CONNECT VN tìm ta những ảnh hưởng xấu khi không có cách chống thấm trần nhà kịp thời, đảm bảo hiệu quả nhé!
Trước tiên, khi tình trạng thấm nước trần nhà thông qua các vết rạn nứt, chân chim trong thời gian dài chắc chắn khiến phần trần nhà luôn luôn trong trạng thái ẩm mốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng của trần nhà mà còn khiến toàn bộ không gian nhà luôn phải trong tình trạng ẩm mốc, có thể bốc mùi khó chịu.
Tiếp theo đó sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng ổ mốc hiện ra. Việc xuất hiện ổ mốc sẽ ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe của các thành viên trong nhà đình mà còn ảnh hưởng tới chất lượng của các đồ nội thất trong nhà khi bị dột nước.
Việc chống thấm trần nhà không kịp thời, thời gian kéo dài quá lâu cũng sẽ khiến phá hủy kết cấu vững chắc của bê tông, đặc biệt trong những ngôi nhà đã được xây dựng lâu đời. Độ kết dính ban đầu của lớp trần nhà không chắc chắn sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng con nhiều nếu tiếp tục sinh sống ở đó.
Sau khi tìm ra cách xử lý chống thấm trần nhà phù hợp nhất, bạn và gia đình cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo chất lượng trong quá trình chống thấm trần nhà bê tông hiện nay.
Trong bài viết trên đây I – CONNECT VN đã đề cập tới những nguyên nhân dẫn tới trường hợp trần nhà bị thấm và chia sẻ những cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả nhất. Mong rằng những thông tin này hữu ích cho bạn và gia đình trong quá trình chống thấm cho trần nhà mình nhé!