Bạn đã tìm được một thửa đất hoặc một căn nhà phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình nhưng chưa biết làm thủ tục mua bán nhà đất thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của I - Connect VN để có thể nhanh chóng tậu căn nhà mà bạn mơ ước ngay thôi nào!
Xem thêm:
.jpg)
Điều kiện để tiến hành thủ tục mua bán nhà đất là gì?
Theo quy định của pháp luật, để tiến hành thủ tục mua bán nhà đất, bạn phải đảm bảo được các điều kiện sau:
- Người bán phải sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Người nhận chuyển nhượng cần có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
- Nhà đất được chuyển nhượng không thuộc vào diện tranh chấp.
- Nhà đất cần làm thủ tục chuyển nhượng không thuộc diện bị kê biên hoặc đang chờ thi hành án.
- Nhà đất còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
.jpg)
Quy trình tiến hành thủ tục mua bán nhà đất năm 2022
Bước 1: Kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin liên quan và tính pháp lý của nhà đất
Các thông tin liên quan để tiến hành thủ tục mua bán nhà đất như:
- Chủ sở hữu đất: Bên mua cần điều tra xem nhà đất thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hay là tài sản chung của một tập thể.
- Mục đích sử dụng đất: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với tài sản là đất trồng lúa, cá nhân nào không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đó. Do đó bạn phải đặc biệt lưu ý về vấn đề này tránh việc gặp khó khăn về sau.
- Nguồn gốc đất: Bạn cần phải hết sức lưu ý về nguồn gốc của đất. Vì có một số thửa đất là đất được Nhà nước cho thuê. Theo quy định của pháp luật thì cá nhân không được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất này.
-
Thời hạn sử dụng đất: Đất nông nghiệp là loại đất có thời hạn sử dụng. Vì vậy, bên mua cần kiểm tra thời hạn sử dụng trước khi đặt cọc để tránh rắc rối về sau.
-
Hiện trạng nhà ở: Bên mua cần phải kiểm tra hiện trạng thực tế của nhà ở xem có khác so với sổ hồng, sổ đỏ hay không? Nếu có sự khác nhau, bên mua cần yêu cầu bên bán thực hiện thủ tục hợp thức hóa phần nhà chưa được chứng nhận trên sổ hồng, sổ đỏ trước khi tiến hành đặt cọc.
Bước 2: Trao đổi và đi đến thỏa thuận ký kết hợp đồng đặt cọc
Sau khi mọi điều kiện ở bước 1 của thủ tục mua bán nhà đất đã được đảm bảo, hai bên tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng đặt cọc. Chủ thể ký tên trên hợp đồng đặt cọc là cá nhân đứng tên trên sổ hồng, sổ đỏ (trong trường hợp người đó độc thân) hoặc cả 2 vợ chồng. Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì tất cả các chủ sở đó đều phải ký tên vào hợp đồng đặt cọc.
Để đảm bảo không xảy ra tranh chấp về sau, các bên có thể thỏa thuận rõ vấn đề phạt cọc trong trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ. Hiện nay, pháp luật không bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được công chứng. Tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý thì công chứng vẫn là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, việc giao nhận tiền đặt cọc giữa hai bên phải được thực hiện một cách công khai và được ghi nhận thành văn bản có chữ ký của các bên tham gia.
Bước 3: Đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng chuyển nhượng
Sau khi 2 bước ở trên đã được diễn ra thuận lợi, các bên sẽ tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở. Địa điểm tại văn phòng công chứng có thẩm quyền. Cụ thể, mỗi bên cần chuẩn bị những loại hồ sơ thủ tục mua bán nhà đất sau:
- Bên bán:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng/sổ đỏ).
- Căn cước công dân (hoặc CMND) + Sổ hộ khẩu (bản chính).
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu người bán độc thân).
- Giấy chứng nhận kết hôn; giấy tờ tùy thân của người hôn phối (nếu người bán đã kết hôn).
- Bên mua:
- Căn cước công dân (hoặc CMND) + Sổ hộ khẩu (bản chính).
- Một số địa phương có quy định như sau: nếu đã kết hôn thì cả hai vợ chồng phải cùng tham gia ký kết hợp đồng mua nhà, trừ trường hợp:
- Vợ/chồng có văn bản cam kết việc mua nhà, nhận chuyển nhượng bằng tài sản riêng của mình.
- Có hợp đồng ủy quyền của vợ hoặc chồng ủy quyền cho chồng hoặc vợ của mình nhận chuyển nhượng.
Bước 4: Đóng thuế cho nhà nước và lệ phí trước bạ
Tại UBND Quận/Huyện, các bên cần đến văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đóng thuế. Trong vòng 10 ngày kể từ khi có thông báo nộp thuế từ cơ quan chức năng. Các bên cần thực hiện đúng nghĩa vụ nộp tiền vào ngân sách nhà nước và nộp lệ phí trước bạ. Nếu không thực hiện đúng sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
Mức thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ các bên phải đóng được quy định như sau:
- Thuế thu nhập cá nhân: Mức thu bằng 2% giá trị hợp đồng. Nếu giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá do Nhà nước quy định thì áp dụng theo giá Nhà nước. Đối với trường hợp chuyển nhượng tặng cho, mức thu bằng 10% giá trị nhà đất.
- Lệ phí trước bạ: Mức thu bằng 0,5% giá trị hợp đồng. Nếu giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá do Nhà nước quy định thì áp dụng theo giá Nhà nước.
Bước 5: Thực hiện thủ tục mua bán nhà đất
Các hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục mua bán nhà đất bao gồm:
- Hợp đồng mua bán nhà/Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (01 bản chính và 01 bản photo);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng/sổ đỏ).
- Đơn đề nghị đăng ký biến động đất đai của bên bán.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân của bên chuyển nhượng.
- Tờ khai lệ phí trước bạ của bên chuyển nhượng.
- Văn bản chứng minh đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Hoàn thành xong tất cả các bước ở trên là người được chuyển nhượng đã có thể nhận được quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Tài sản nhà đất chính thức thuộc về bên mua.
.jpg)
Các lệ phí cần đóng khi thực hiện thủ tục mua bán nhà đất
- Lệ phí thẩm định: Mức thu bằng 0,15% giá trị chuyển nhượng.
- Lệ phí địa chính cần nộp: Mức thu là 15.000 đồng/trường hợp.
- Thuế thu nhập cá nhân do người bán chịu trách nhiệm nộp.
- Lệ phí công chứng thủ tục mua bán nhà đất.
.jpg)
Trên đây là quy trình tiến hành thủ tục mua bán nhà đất mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng, bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn trong quá trình tìm hiểu về thủ tục mua bán nhà đất. Chúc bạn sớm sở hữu được căn nhà mà mình yêu thích!