Hợp đồng đặt cọc nhà đất được xem là một trong những hợp đồng khá phổ biến. Nó được ký kết trước khi các bên (tức bên bán và bên mua nhà đất) sẽ tiến hành việc xác lập hợp đồng mua bán nhà và đất tại văn phòng công chứng. Bài viết dưới đây, I - Connect VN sẽ giới thiệu đến bạn mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chuẩn về mặt pháp lý.
Xem thêm:
Chi tiết về mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất (Đối với hợp đồng có người làm chứng)
Khi thực hiện việc mua bán nhà đất thì các bên thường sẽ ký hợp đồng đặt cọc nhà đất. Chủ yếu để cam kết sẽ thực hiện việc mua bán xảy ra trong tương lai. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn những nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc nhà đất để các bên có thể soạn thảo và đảm bảo được tính hợp pháp. Link để tải mẫu hợp đồng này là: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.
Giới thiệu về mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư mới nhất
Tại những thành phố lớn nước ta, ví dụ như Hà Nội hay Thành Phố Hồ Chí Minh… thì loại hình căn hộ chung cư khá phổ biến. Trước khi thực hiện việc ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ hoặc nhà chung cư thì các bên cũng cần lập hợp đồng đặt cọc. Việc này được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo giao dịch sẽ được thực hiện trong tương lai dựa theo những nội dung đã thỏa thuận có trong hợp đồng này. Quý khách có thể sử dụng mẫu hợp đồng đặt cọc ở dưới đây: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư.
Chi tiết mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc mà bạn cần biết
Sau khi đã ký kết hợp đồng đặt cọc nhà đất thì các bên cần phải hoàn thiện biên bản giao nhận tiền đặt cọc. Hoặc là thực hiện việc chuyển khoản và ghi rõ nội dung chuyển khoản là đặt cọc mua căn hộ số… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số… được cấp ngày…/… / …).
Mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc hay là giấy chuyển khoản sẽ là một trong những tài liệu pháp lý cực kỳ quan trọng khi có xảy ra tranh chấp. Mẫu biên bản này phải đầy đủ những nội dung cụ thể như sau: Mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc.
Một vài vấn đề mà bạn cần lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc nhà đất
Về ý nghĩa của hợp đồng đặt cọc: Những giao dịch mua bán đất đai thường sẽ mang những giá trị lớn. Vì thế việc xác lập hợp đồng đặt cọc sẽ có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong đó, bên bán sẽ cam kết giữ lại phần đất này với những nội dung trong hợp đồng đã ký kết.
Bên nào vi phạm nghĩa vụ sẽ bị phạt cọc theo quy định của bộ luật Dân Sự năm 2015. Cụ thể sẽ như sau:
- Nếu bên bán không bán cho bên mua theo hợp đồng thì sẽ bị phạt bằng với 100% giá trị tiền đã nhận cọc.
- Còn nếu bên mua không mua theo hợp đồng thì sẽ bị mất hết số tiền đặt cọc này cho bên bán. Chẳng hạn như ông A nhận được số tiền đặt cọc là 100 triệu đồng để bán một mảnh đất cho ông B. Nếu đến thời hạn ký kết hợp đồng mà ông A không muốn bán nữa thì ông A phải trả cho ông B 200 triệu đồng. Trong đó sẽ bao gồm 100 triệu tiền cọc và 100 triệu tiền phạt cọc vì vi phạm hợp đồng. Nếu như đến thời hạn ký kết hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng công chứng mà ông B không muốn mua nữa thì ông B sẽ mất đi 100 triệu tiền đặt cọc.
- Cần phải đưa ra những quy định rõ ràng về thời hạn của hợp đồng đặt cọc nhà đất: Các bên cần phải xác định được rõ trong bao lâu thì sẽ kết thúc thời hạn hợp đồng đặt cọc nhà đất này. Để từ đó tiến hành thủ tục ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Và không nên quy định chung chung về khoảng thời gian. Mà phải quy định cụ thể về mốc thời gian cuối cùng cần các bên thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất.
- Cần xác định được thật rõ chủ thể nhận tiền đặt cọc phải là người có quyền hợp pháp với tài sản. Đây là điều khá quan trọng bởi tại Việt Nam thì việc đồng sở hữu tài sản là điều khá phổ biến.
- Tốt nhất là sau khi ký hợp đồng thì bạn nên chuyển khoản tiền đặt cọc vào tài khoản của người nhận đặt cọc. Nếu không thì bạn phải ký biên bản giao nhận tiền hay đơn giản hơn là yêu cầu nhận cọc viết tay vào cuối hợp đồng với nội dung: Tôi đã nhận đủ số tiền đặt cọc theo đúng với hợp đồng và ký tên.
Một vài câu hỏi liên quan đến hợp đồng đặt cọc nhà đất?
Trong khi thực hiện hợp đồng đặt cọc nhà đất thì có rất nhiều thắc mắc được đặt ra. Một vài thắc mắc như sau:
Nội dung cần phải có ở trong hợp đồng đặt cọc nhà đất là gì?
Thông thường, trong hợp đồng đặt cọc nhà đất sẽ có nội dung như sau:
- Đối tượng của hợp đồng đặt cọc nhà đất. Đó là những thông tin có liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà ở.
- Về thời hạn đặt cọc.
- Giá của chuyển nhượng (Tuy chưa ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhưng các bên thường sẽ thoả thuận về giá chuyển nhượng nhà đất với nhau. Chủ yếu để tránh sự biến động).
- Về mức đặt cọc.
- Về quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên đặt cọc.
- Về phương thức để giải quyết khi hai bên xảy ra tranh chấp với nhau.
- Cam kết của hai bên được đặt ra. Đó có thể là cam kết về tình trạng pháp lý của nhà đất như đất có giấy chứng nhận, còn thời hạn sử dụng, không thế chấp…).
- Về điều khoản thi hành.
Khi thực hiện việc mua bán đất đai thì có bắt buộc phải ký hợp đồng đặt cọc hay không?
Hiện nay thì không có quy định nào bắt buộc phải ký hợp đồng đặt cọc nhà đất khi thực hiện việc mua bán nhà đất. Nhưng việc ký hợp đồng đặt cọc nhà đất là điều hết sức cần thiết. Bởi vì:
- Đối với bên bán: Khi thực hiện việc ký hợp đồng đặt cọc nhà đất thì họ sẽ xác định đã tìm được người mua phù hợp với yêu cầu của mình. Và tất nhiên là sẽ không phải tiếp tục tìm kiếm những người mua khác nữa.
- Đối với bên mua: Khi đã ký kết hợp đồng đặt cọc nhà đất thì họ xem như là mình chọn được mảnh đất phù hợp với yêu cầu của bản thân đưa ra. Và thời gian cọc sẽ là khoảng thời gian quý báu giúp cho họ chuẩn bị nguồn tài chính phù hợp để tiến hành việc mua bán, sang tên nhà đất.
Bài viết trên đây là tất cả những thông tin có liên quan đến hợp đồng đặt cọc nhà đất. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết. Chúc bạn có sự thành công và may mắn trong công việc.