Chắc hẳn phong cách thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh cũng không còn xa lạ với nhiều người trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Hãy cùng tham khảo những đề xuất 10 mẫu thiết kế phổ biến cho mô hình nhà vừa ở vừa buôn bán cùng I - Connect VN bạn nhé.
Dựa vào loại hình xây dựng
Có thể nói đây là mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh rất lý tưởng. Nhà đầu tư có thể tận dụng linh hoạt cả 4 tầng, trong đó các tầng cao nhất để trưng bày sản phẩm, các bảng hiệu nhiều màu sắc bắt mắt từ trên cao thu hút ánh nhìn của khách hàng ở vị trí xa, tầng thấp nhất để kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh, các tầng còn lại chuyên dụng cho việc sinh hoạt.
Những mẫu nhà cấp 4 theo phong cách hiện đại rất được ưa chuộng bởi các chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ vì chi phí xây dựng được giảm thiểu đáng kể, thời gian thi công ngắn hơn, không quá rườm rà trong từng chi tiết cũng như đa dạng thiết kế.
Các chủ thi công thường sử dụng lối kiến trúc kéo dài tạo sự rộng rãi, ngoài ra, việc tận dụng thêm không gian gác lửng cũng giúp tận dụng được tối đa không gian hơn cho mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh.
Nhà ống 3 tầng có thể tận dụng tối đa diện tích không gian, đáp ứng được nhu cầu cho những gia đình có đông thành viên và trở thành một trong những mẫu thiết kế thịnh hành cho mô hình này. Mẫu thiết kế lý tưởng cũng như phổ biến cho mẫu nhà ống 3 tầng kết hợp kinh doanh chính là sử dụng toàn bộ diện tích mặt tiền lầu trệt để buôn bán, nhằm đảm bảo sinh hoạt gia đình ở các tầng cao còn lại.
Tại khu vực các thành phố lớn có mật độ dân cư đông, khi diện tích đất và khả năng cho phép xây dựng bị một số hạn chế, những mẫu nhà đẹp 2 tầng kết hợp kinh doanh là lựa chọn hàng đầu cho chủ hộ khi vừa tối ưu được không gian sống, tiết kiệm nhiều chi phí và giảm bớt việc đi lại.
Ngoài sở hữu mặt tiền thuận tiện cho thuê, buôn bán thu hút khách hàng gắn liền với nhu cầu nhà ở nhằm tăng thêm giá trị cho ngôi nhà. Thiết kế thường thấy sẽ là khu vực tầng trệt nở hậu, mở rộng hơn so với tầng trên để việc kinh doanh được thuận lợi.
Một ưu điểm lớn khi triển khai mô hình nhà phố để ở kết hợp kinh doanh là nó tương đối phổ biến ở các đô thị, có thể thu hút được lượng khách hàng ổn định nhờ phân bố dân cư đông đúc, đa dạng được các loại hình kinh doanh. Những căn nhà phố có tiềm năng kinh doanh thường có lợi thế nổi bật về mặt tiền, để có được căn nhà phố ưng ý, thuận tiện cho kinh doanh lẫn sinh hoạt thì chủ hộ phải tính toán kỹ từng chi tiết từ khâu thiết kế đến toàn bộ quá trình xây dựng cho phù hợp với lối sống sinh hoạt của gia đình lẫn lĩnh vực kinh doanh.
Dựa vào mô hình kinh doanh
Việc thiết kế, bố trí, xây dựng, chọn loại nhà ở dùng cho việc kinh doanh sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào mô hình kinh doanh mà bạn đang nhắm đến. Tuỳ thuộc vào mỗi mô hình kinh doanh thì ngôi nhà sẽ mang những nét đặc trưng khác nhau.
Yêu cầu tối thiểu đối với mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh quán cafe là ngôi nhà cần phải có không gian mở, thoáng đãng, khu vực bãi đậu xe rộng rãi, đòi hỏi diện tích khá rộng bên ngoài và khu vực vệ sinh tách biệt để người ở lẫn khách hàng đều cảm thấy thoải mái. Các thiết kế nhà ở kết hợp quán cafe có thể tối đa không gian, thu hút thêm nhiều lượt khách bằng cách sử dụng tầng 1 cùng khu vực vỉa hè cho phép để bày bán.
Mẫu nhà phố với nhiều tầng lầu phổ biến cho mô hình kinh doanh quán ăn thường có diện tích rộng riêng biệt. Các yếu tố cần phải cân nhắc chính là cách âm cũng như khu vực vệ sinh, khu vực gọi món đặt bàn, chế biến cũng như bố trí bếp ăn.
Giải pháp lý tưởng tạo sự thuận tiện cho khu vực sinh hoạt của gia đình chính là không gian sống sẽ được đẩy lên ở những tầng cao nhất cũng như tận dụng lợi thế mặt tiền lầu trệt, xây thêm tầng hầm để làm khu vực giao nhận hàng, bãi đậu xe.
Thiết kế nhà ở kết hợp cho thuê văn phòng rất được các đơn vị công ty, doanh nghiệp ưa chuộng vì giá thành rẻ, không bị thu nhiều các loại phụ phí so với các tòa nhà dịch vụ cho thuê văn phòng chuyên dụng.
Ngoài ra các tiện ích như phòng nghỉ cho nhân viên, bếp ăn, sân thượng cũng sẽ được tận dụng tối đa khi sử dụng loại hình này. Tuy nhiên, với những đơn vị công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo thì đòi hỏi diện tích căn nhà lẫn khu vực đậu xe rộng rãi, cũng như căn nhà phải được thiết kế nhiều tầng riêng biệt phân chia hợp lý cho nhu cầu sinh hoạt và làm việc.
Những ngôi nhà có khu vực mặt tiền đắc địa nằm trong khu tổ hợp mua sắm hoặc vị trí đông dân cư, nhiều người qua lại là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những chủ cửa hàng muốn kinh doanh mặt hàng thời trang.
Mặt bằng lầu trệt với khung cửa kính trong suốt sẽ tạo cảm giác bắt mắt, thu hút ánh nhìn của khách hàng từ ngoài vào. Những căn nhà có thể tích hợp tốt loại hình này đòi hỏi phải có nhiều tầng cao phía trên phục vụ cho việc sinh hoạt, vỉa hè rộng rãi thoáng mát thuận tiện cho khách hàng ghé đến.
Mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh nhà nghỉ dễ dàng hơn cho chủ đầu tư có thể tận dụng được thiết kế, nội thất, dễ dàng trong việc phân chia khu vực . Những mẫu nhà được ưa chuộng cho loại hình này là những căn có nhiều tầng lầu cao và có nhiều phòng riêng biệt ở trên. Đa phần chủ nhà sẽ ở khu vực các tầng dưới thấp nhất, quầy lễ tân cũng như khu vực đậu xe sẽ ở mặt tiền phía trước nhằm tạo sự thuận tiện trong việc quản lý kinh doanh.
Ở các khu du lịch, mô hình này thường được nhân rộng với thiết kế bắt mắt, sáng tạo gồm nhiều phòng được xây dựng thêm ban công, tận dụng lối trang trí mát mắt bằng nhiều cây xanh, sử dụng tối đa không gian sân thượng để cho thuê hoặc kinh doanh quán cà phê, khu vực giặt phơi…
Ngược lại so với mô hình kinh doanh nhà nghỉ, đối với mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh thẩm mỹ viện thì khu vực kinh doanh gồm nơi tiếp đón, nhận khách sẽ được bố trí hợp lý nhất ở những tầng thấp phía dưới, khu vực chăm sóc khách đòi hỏi ngôi nhà phải có nhiều buồng phòng không gian kín, riêng biệt tạo sự thoải mái nhất cho khách hàng đến trải nghiệm dịch vụ.
Mỗi loại hình kinh doanh đặc thù thường có lối thiết kế, bài trí nhà ở linh hoạt nhằm tạo sự thuận tiện trong quá trình sinh hoạt cho gia chủ cũng như cho công việc kinh doanh được thuận lợi.
Ví dụ như khi bạn chọn loại hình kinh doanh như hàng quán, mua sắm thì ngôi nhà phải nên ở khu vực đông dân cư, có nhiều khách vãng lai thường xuyên, dễ dàng ghé đến và có sự thu hút nhất định về ánh nhìn.
Nhà ở kết hợp kinh doanh nên ở trong khu vực đông dân cư
Việc lựa chọn vật liệu phù hợp cũng là yếu tố quan trọng không kém để khách hàng có thể có được những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng loại hình dịch vụ do chủ hộ kinh doanh cung cấp.
Chẳng hạn như cần lưu ý kỹ các vấn đề chống dột, chống thấm cho tường, trần, sàn nhà… đối với những loại hình như thẩm mỹ viện hoặc nhà nghỉ vì đa phần khách hàng sẽ ở lại hoặc ghé đến lâu hơn, thường xuyên hơn trong căn nhà bạn; vấn đề cách âm khi kinh doanh mặt hàng ăn uống, karaoke,...
Không gian riêng tư cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng vì khi kết hợp nhà ở với kinh doanh, đa phần không ai muốn công việc kinh doanh bị ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, nếp sống của gia đình. Chính vì vậy, những công trình phụ phải tính toán trước khi bắt đầu thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán như khu vực toilet, lối đi riêng dành cho khách hàng là rất quan trọng.
Đa số con người ta đều yêu thích cái đẹp, vậy nên cảm nhận của khách hàng về thẩm mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của tiếp theo của họ, giúp khách hàng quyết định xem có nên dừng lại trải nghiệm sản phẩm hay không.
Để căn nhà hợp mỹ quan, xu thế cũng như hoà hợp với loại hình kinh doanh thì những chi tiết nhỏ như trang trí nội cũng như ngoại thất, chất liệu của nội thất phải phù hợp để mang đến ấn tượng tốt nhất cho khách hàng tiếp theo.
Khi kết hợp loại hình nhà ở và kinh doanh thì bạn nghiễm nhiên phải chấp nhận nơi mình sinh sống sẽ có rất nhiều người lạ đến ghé thăm, qua lại, dù cho điều đó chứng tỏ công việc kinh doanh của bạn đang thuận lợi nhưng an ninh cũng cần phải được đảm bảo cho gia chủ.
Việc trang bị hệ thống an ninh như lắp đặt camera, chuông báo động, chuông cửa xung quanh cũng như toàn bộ khu vực hoặc có người bảo vệ túc trực bên ngoài là một trong những giải pháp hàng đầu và phổ biến nhất để đảm bảo an ninh cho căn nhà.
Hầu hết các nhà phố có thể tận dụng giữa nhà ở và kinh doanh đều có lợi thế cũng như diện tích mặt tiền nhất định, vậy nên ngôi nhà cần có kết cấu 2 tầng trở lên, hướng ra mặt đường lớn, giao thông thuận tiện.
Đa phần các gia chủ áp dụng mô hình nhà ở kết hợp buôn bán sẽ sử dụng tầng 1 và tầng 2 để kinh doanh, nội thất các tầng còn lại hướng đến sự đơn giản, tái sử dụng cũng như tận dụng lại nhằm tạo sự hài hoà về không gian, phù hợp với tổng thể. Nhờ vậy mà chủ nhà cũng sẽ tối ưu được nhiều chi phí khi không phải tách biệt riêng hai loại hình này.
Với những ngôi nhà không được ưu đãi ở vị trí đẹp, nằm trong khu vực dân cư thì có thể ưu tiên lối thiết kế kiến trúc nổi bật hơn, tạo sự lạ mắt để thu hút sự chú ý cũng như ánh nhìn của khách hàng.
Vậy nên, đối với việc bắt đầu mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh thì chủ đầu tư cũng phải có sự tham khảo thông tin chính xác từ những người có chuyên môn vì công sức, chi phí để xây dựng cũng như tu sửa hoàn toàn là những bài toán lớn.
Qua bài viết của I - Connect VN, chúng ta đều đã có cái nhìn tổng quan cho riêng mình với mỗi thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh. Vậy nên trước khi bắt đầu thi công, bạn nên xét đến những yếu tố quan trọng như vị trí địa lý, đặc điểm cấu trúc căn nhà, khu vực dân cư, phong thuỷ, loại hình kinh doanh… Từ đó lựa chọn được cho mình mẫu thiết kế phù hợp và thuận tiện nhất theo nhu cầu của gia đình.