Trong mỗi công trình xây dựng, kết cấu chịu trực tiếp tải trọng trực tiếp ảnh hưởng rất lớn bởi việc bố trí thép dầm. Vậy nguyên tiêu chuẩn cho công đoạn bố trí thép dầm trong xây như thế nào? Hãy cùng tham khảo ý kiến từ chuyên gia trong bài viết sau đây từ I – CONNECT VN nhé!
Việc bố trí thép dầm trong bất kỳ công trình xây dựng nào cũng cần theo nguyên tắc, đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình. Hiện nay, trong các công trình xây dựng, bố trí thép dầm sẽ được phân thành bố trí thép dầm theo tiết diện ngang và tiết diện dọc.
Nếu như bạn chưa nắm bắt được cách bố trí thép dầm chính thì hãy theo dõi những nguyên tắc được chúng tôi tham khảo từ các chuyên gia xây dựng dưới đây.
Bố trí thép dầm tiết diện ngang được hiểu theo cách đơn giản là bố trí kết cấu kiện nằm ngang, lực mô men uốn và lực cắt sẽ trực tiếp tác động. Trong một số trường hợp, thép dầm tiết diện ngang sẽ chịu thêm tác động của lực dọc.
Vì vậy, việc tính toán khả năng chịu lực khi bố trí thép dầm tiết diện ngang rất quan trọng. Sau đây sẽ là nguyên tắc bố trí thép dầm tiết diện ngang trong xây dựng.
Đường kính cốt thép sẽ có mối liên hệ chặt chẽ tới phần dầm trong công trình xây dựng. Thông thường hiện nay các công trình sẽ có phần cốt thép đường kính dầm sàn sẽ giao động từ khoảng 12mm cho tới 25mm. Đối với phần dầm chính của công trình thì có thể bố trí đường kính dầm lên tới 32mm.
Lưu ý rằng, đối với loại thép dùng để uốn dầm không nên lớn hơn 1/10 so với chiều rộng của dầm để đảm bảo chất lượng và an toàn của dầm. Bên cạnh đó, để dầm có thể chịu lực tốt hơn không nên sử dụng quá 3 loại đường kính cho phần cốt thép. Theo nguyên tắc, mỗi đường kính nên chênh lệch trong khoảng 2mm.
Khi sắp xếp phần cốt thép cho dầm tiết diện ngang nên tuân thủ những quy định về khoảng hở để cốt thép được bảo vệ một cách tốt nhất, đảm bảo chất lượng.
Việc bảo vệ phần cốt thép bên trong dầm đảm bảo chất lượng của dầm luôn được ổn định và chắc chắn. Với phần cốt thép chịu lực cấp 1 và cốt thép đai ở cấp 2 sẽ có lớp bảo vệ khác nhau. Do đó, khi tiến hành tính toán cần đảm bảo phân biệt giữa hai lớp bảo vệ này để phần thép dầm chất lượng cao và an toàn đối với công trình xây dựng.
Khoảng hở của phần cốt thép dầm theo các chuyên gia xây dựng sẽ không được nhỏ hơn trị số lớn và không được lớn hơn đường kính cốt thép của phần dầm. C
Cụ thể, đối với việc bố trí cốt thép trong phần dầm ở móng, trong quá trình đổ bê tông tươi cần chú ý: phần cốt thép nằm phía dưới sẽ có khoảng cách bằng 25mm; phần thép cốt phép trên sẽ có khoảng cách bằng 30mm.
Trong trường hợp bắt buộc phải bố trí thép dầm nhiều nên chọn cách bố trí theo cặp. Lưu ý rằng, khi sắp xếp theo cách này không được đặt vùng cốt thép ở vị trí khe hở của hàng dưới. Thay vào đó, hãy đặt vùng cốt thép ở hàng phía trên đảm bảo đúng quy chuẩn.
Việc bố trí vị trí giao nhau của cốt thép dầm cũng nên được chú ý, phải đảm bảo tạo thành một điểm vuông góc giữa phần dầm sàn và dầm khung/dầm chính. Nên đặt cốt thép dầm khung phía dưới của cột dầm sàn để cốt thép không vướng vào nhau, việc kẹp cốt thép cũng sẽ dễ dàng hơn.
Quá trình bố trí thép dầm dọc trong các công trình xây dựng hiện nay có một số nguyên tắc chung sau cần phải đảm bảo:
Đặt cốt thép vào vùng có momen lớn nhất: cốt thép dọc chịu lực kéo sẽ đặt ở phía trên tại vùng momen âm; cốt thép dọc chịu lực kéo sẽ đặt ở phía dưới tại vùng momen dương.
Có thể lựa chọn cắt bớt một số thanh sắt hoặc linh hoạt uốn để giảm tiết diện và giảm số lượng thép nhưng vẫn đảm bảo đủ khả năng chịu lực của phần cốt thép còn lại.
Ở phần đầu cốt thép chịu lực cần chú ý neo chắc chắn để đảm bảo việc bố trí thép dầm dọc chất lượng, an toàn nhất.
Phần cốt thép phía trên và phía dưới có thể đặt phối hợp hoặc đặt độc lập với nhau, đảm bảo quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng nhất.
Tùy vào mỗi công trình xây dựng sẽ lựa chọn bố trí thép dầm 5m, 7m hoặc 9m đảm bảo phù hợp nhất. Với mỗi cách bố trí thép dầm này phải được bố trí theo đúng nguyên tắc, đồng thời cũng phải tìm được cách bố trí tối ưu nhất. Sau đây là cách bố trí thép dầm cho từng nhịp nhầm đảm bảo đúng quy chuẩn kỹ thuật,
Cách bố trí thép dầm nhịp 5m đẹp: dưới 3 thanh F16 bố trí 1 lớp thép, lớp phía trên sẽ là thanh góc số 2 sẽ bố trí 1 thanh F16 và với thanh số 3 sẽ bố trí 1 thanh F16. Với cách bố trí thép dầm này đảm bảo sẽ vừa đẹp, vừa chắc chắn và an toàn.
Cách bố trí thép dầm nhịp 5m an toàn: để đảm bảo an toàn khi bố trí dầm nhịp 5m yêu cầu phải phù hợp với tiết diện cột dầm thông thường. Hiện nay các gia đình thường dùng cột dầm 200x200 và dầm 200x350. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn hơn, có thể lựa chọn thép có đường kính lớn hơn đồng thời dựa vào ý kiến của nhiều kỹ sư xây dựng khác.
Cách bố trí thép dầm nhịp 7m trong các công trình xây dựng cũng tương tự với cách bố trí thép dầm nhịp 5m. Chính vì vậy cũng cần yêu cầu các bạn phải tính toán từng thông số chính xác để có thể bố trí thép dầm nhịp 7m hợp lý, chất lượng và an toàn.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư xây dựng để có phương án bố trí thép dầm L=7m, khẩu độ lớn để đảm bảo có cách bố trí phù hợp cũng như là tiết kiệm được chi phí cho phần thép dầm nhất.
Đối với cách bố trí thép dầm nhịp 9m hiện nay trong các công trình xây dựng thường dùng cho phần sàn mỏng từ 20cm cho đến 22cm. Đây là phương án phù hợp đối với những gia đình muốn tiết kiệm lượng thép, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Lưu ý rằng, trong quá trình bố trí thép dầm nhịp 9m cần phải yêu cầu có trình độ chuyên môn cao để tính toán thông số chính xác, bố trí thép dầm nhịp 9m đúng với quy chuẩn, đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình xây.
Sau đây là những thông tin chi tiết về bản vẽ thi công cốt thép dầm sau khi các bạn đã tính toán và đưa ra phương án bố trí thép dầm hợp lý.
Bố trí thép dầm là một vấn đề quan trọng, tuy nhiên cũng khá khó hiểu đối với người trong khi thi công bất kỳ công trình xây dựng nào.. Mong rằng với những thông tin trên từ I – CONNECT VN đã giúp bạn có thể hiểu và dễ dàng áp dụng trong quá trình bố trí thép dầm trong các công trình xây dựng!