Khu vực
Danh mục
Từ khóa

Mái thái là gì? Vì sao nhà mái thái lại được ưa chuộng ?

Mái thái là một kiểu mái nhà phổ biến, được lấy cảm hứng từ những ngôi nhà của đất nước Thái Lan. Khi về nước ta đã có chút biến điệu để phù hợp với phong cách người Việt Nam. Nếu như các bạn vẫn chưa biết thực biết mái thái là gì? Lý do tại sao mái thái lại được ưa chuộng tại nước ta đến vậy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của I-Connect nhé!

Xem thêm:

Tìm hiểu nhà mái thái là gì?

Hiện nay, với sự phát triển của kiến trúc, những ngôi nhà hiện đại với mái bằng, mái chéo được ra đời.

Tuy nhiên, nhà cái thái vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu, đặc biệt rất thịnh hành tại những vùng quê nước ta. Vậy mái thái là gì? Nhà mái thái là gì và có thiết kế như thế nào?

Mẫu nhà mái thái phổ biến tại Việt Nam
Mẫu nhà mái thái phổ biến tại Việt Nam

Sở dĩ có tên gọi là nhà mái thái bởi phần mái nhà có nguồn gốc xuất phát từ đất nước Thái Lan.

Tại Thái, những thiết kế mái nhà đơn giản nhưng tinh tế. Vì vậy, tại Việt Nam mẫu nhà có mái thái dần được yêu thích và trở nên phổ biến hơn.

Với mái thái có thể phù hợp với bất kỳ mẫu nhà nào, từ mẫu nhà cấp 4 mái thái, mẫu nhà mái thái 2 tầng hiện đại cũng như những căn biệt thự mái thái đẳng cấp, sang trọng.

Mẫu nhà mái thái có lối kiến trúc tinh tế nhưng sang trọng
Mẫu nhà mái thái có lối kiến trúc tinh tế nhưng sang trọng

Tại Việt Nam, những mẫu nhà mái thái thường được làm bằng ngói, xếp chồng lên nhau, tạo độ dốc tự nhiên cho phần mái.

Không chỉ vậy, hiện nay những mẫu mái thái có thể được thiết kế cách điệu thêm phần sóng lớn, sóng nhỏ hay mái giả đá,…

Chính điều này tạo nên những thiết kế vừa hiện đại nhưng giữ được nét đặc trưng riêng của mái thái.

Tìm hiểu đặc điểm của các kiểu nhà mái thái

Hiện nay, mái thái được sử dụng trong rất nhiều kiểu nhà. Mỗi kiểu nhà mái thái sẽ có những đặc trưng riêng, tạo nên sự khác biệt trong lối thiết kế.

Vậy đặc điểm của từng nhà mái thái là gì? Hãy cùng I-connect tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

Đặc điểm của nhà mái thái cấp 4

Nhà mái thái cấp 4 là mẫu nhà được nhiều gia đình vùng quê, nông thôn lựa chọn. Không chỉ bởi thiết kế đơn giản nhưng tinh tế mà còn là bởi chi phí xây dựng hợp lý, phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình.

Mẫu nhà thái cấp 4 thường thấy tại vùng quê, nông thôn
Mẫu nhà thái cấp 4 thường thấy tại vùng quê, nông thôn

Đây là một mẫu nhà mái thái có cấu trúc thấp tầng, thường sẽ ưu tiên 1 tầng hoặc thêm 1 tầng lửng nhỏ.

Với lối thiết kế nhà mái thái cấp 4 phù hợp với nhiều diện tích đất khác nhau tại nông thôn.

Một ngôi nhà mái thái cơ bản sẽ có những phần chính như: phần mái thái, phần cửa chính, cửa sổ và phần mái che đầu hiên.

Đặc điểm của nhà mái thái hai tầng trở lên

Mái thái không chỉ phù hợp với những căn nhà cấp 4 mà hoàn toàn có thể dùng cho mẫu nhà 2 tầng trở lên.

Những căn nhà phố tại thành thị cũng thường được sử dụng mái thái, đảm bảo nét đẹp hài hòa giữa hiện đại và cổ điển.

Mẫu nhà 2 tầng mái thái hiện đại, sang trọng, là sự lựa chọn hoàn hảo hiện nay
Mẫu nhà 2 tầng mái thái hiện đại, sang trọng, là sự lựa chọn hoàn hảo hiện nay

Với những căn nhà mái thái từ 2 tầng trở nên, phần mái sẽ chần đòi hỏi thi trình độ thi công, kỹ thuật lợp mái cầu kỳ hơn so với nhà cấp 4 thông thường.

Việc lựa chọn mái thái cho những mẫu nhà cao tầng sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.

Một số ưu điểm khi xây nhà mái thái là gì?

Với mỗi loại mái nhà sẽ có những ưu điểm khác biệt, các gia đình sẽ tùy vào yêu cầu để lựa chọn loại mái nhà cho phù hợp. Vậy những ưu điểm khi gia đình bạn chọn xây nhà mái thái là gì?

Sau đây là tổng hợp của I-connect về một số đặc điểm nổi bật nhất của nhà mái thái nhé!

Ưu điểm về công năng của nhà mái thái

Một trong những ưu điểm của những mẫu nhà mái thái so với nhà mái bằng hay mái chéo chính là khả năng chống thấm, chống nóng của phần mái.

Hầu hết những gia đình tại vùng có khí hậu, thời tiết nắng mưa thất thường sẽ ưu tiên lợp mái thái.

Phần mái thái có khả năng chống chịu nắng, mưa tốt
Phần mái thái có khả năng chống chịu nắng, mưa tốt

Với đặc điểm phần mái có độ dốc nhất định, vì vậy sẽ tránh trường hợp ứ đọng nước tại phần mái. Lâu dần theo thời gian sẽ khiến trần nhà bị ngấm nước, ảnh hưởng tới chất lượng ngôi nhà của bạn.

Ưu điểm về thiết kế của nhà mái thái

Những ưu điểm trong thiết kế hiện nay của nhà mái thái là gì? Đó chắc chắn là sự biến hóa phù hợp với nhiều rất nhiều mẫu nhà khác nhau, với đa dạng các phong cách.

Khi xây dựng bất kỳ kiểu nhà nào, từ nhà cấp 4 tới nhà tầng, từ phong cách cổ điển, tân cổ điển cho tới hiện đại.

Nhà mái thái có một ưu điểm chính là về lối thiết kế
Nhà mái thái có một ưu điểm chính là về lối thiết kế

Không chỉ vậy, với mái thái còn làm nổi bật phong cách thiết kế của ngôi nhà. Dù tại nông thôn hay thành thị, thiết kế nhà mái thái sẽ đem lại những nét mới lạ, độc đáo khác với những kiểu mẫu nhà khác.

Ưu điểm về thẩm mỹ của nhà mái thái

Với thiết kế của nhà mái thái đều có thể đáp ứng được tất cả những nhu cầu thẩm mỹ của các gia đình hiện nay. Bất kỳ phong cách thiết kế nào, nhà mái thái cũng đều biến hóa linh hoạt.

Từ nhà phố hiện đại hay nhà cấp 4 cổ kính, mái thái đều góp phần tăng thêm nét nổi bật cho những mẫu nhà này.

Tính thẩm mỹ của nhà mái thái được đánh giá cao
Tính thẩm mỹ của nhà mái thái được đánh giá cao

Một minh họa về tính thẩm mỹ của nhà mái thái, chính là những căn nhà vườn truyền thống được thêm phần hiện đại trong lối thiết kế với mái thái. 

Đây chính là lý do khiến ngày một nhiều người lựa chọn thiết kế mẫu nhà vườn này.

Ưu điểm về kiến trúc phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, ưu điểm của kiến trúc nhà mái thái là gì? Đó chính là việc hạn chế tích tụ hung khí với thiết kế có độ dốc tương đối của phần mái thái.

Theo đó, mẫu những nhà mái thái giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình có thể đón nhận thêm nhiều vượng khí, may mắn và thành công hơn rất nhiều.

Thiết kế nhà mái thái phù hợp với yếu tố phong thủy
Thiết kế nhà mái thái phù hợp với yếu tố phong thủy

Nhược điểm của nhà mái thái là gì?

Bên cạnh những ưu điểm, mẫu nhà mái thái vẫn có một số nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là những nhược điểm mà hiện nay các kiến trúc sư có thể khắc phục được.

Vậy những nhược điểm của nhà mái thái là gì

Nhà mái thái có một số nhược điểm bạn cần chú ý
Nhà mái thái có một số nhược điểm bạn cần chú ý
  • Nhà mái thái sẽ có chi phí thi công phần mái tốn kém hơn so với nhà mái bằng hoặc mái chéo.
  • Mái thái yêu cầu phải cấu trúc phức tạp nên cần có kỹ thuật xây dựng kỹ lưỡng hơn so với những loại mái khác.
  • Sau một thời gian sử dụng, phần mái cần được bảo dưỡng, thay thế bảo đảm chất lượng cho mái nhà.
  • Mẫu nhà mái thái rất khó để có thể linh hoạt thay đổi tầng nếu như các gia đình có nhu cầu.

Một số lưu ý trong quá trình thi công nhà mái thái là gì?

Để có được những căn nhà mái thái chất lượng nhất thì trong quá trình thi công đòi hỏi trình độ kỹ thuật xây dựng tương đối cao.

Không chỉ vậy, một số điều cần phải lưu ý khác khi tiến hành xây dựng nhà mái thái là gì?

Trong quá trình thi công mái thái cần chú ý một số lưu ý 
Trong quá trình thi công mái thái cần chú ý một số lưu ý 

Phần mái thái cần được tính toán kỹ lưỡng các kích thước, thông số kỹ thuật để phù hợp với tổng thể ngôi nhà.

Rất nhiều gia đình khi thi công vì không tính toán cụ thể dẫn tới trường hợp phần mái có kích thước không cân xứng.

Không chỉ vậy, phần mái lớn nếu không phù hợp với kích thước nhà sẽ gây một trọng lượng lớn, ảnh hưởng tới chất lượng của căn nhà. Vì vậy dễ dẫn tới một số trường hợp sập nhà, nhà trụ không vững.

Bên cạnh đó, độ nghiêng (dốc) của mái thái phải được tính toán phù hợp, cân đối. Tránh trường hợp mái quá nghiêng, quá dốc dẫn tới tường hợp như rơi, vỡ ngói, gây nguy hiểm khi sinh sống tại đây.

Hướng dẫn chi tiết quy trình lợp mái thái đúng chuẩn

Mái thái là mái yêu cầu bên xây dựng phải có trình độ kỹ thuật cao. Sau đây là chi tiết quy trình lợp mái thái theo đúng quy chuẩn, giúp phần mái đảm bảo được chất lượng, các bạn nên chú ý để theo dõi sát sao nhất công trình.

Bước 1. Chuẩn bị các nguyên vật liệu lợp mái

Bước đầu tiên trong quy trình lợp phần mái thái chính là thiết kế bản vẽ chi tiết. Ngoài việc lựa chọn mẫu mái cần lợp, bạn cũng cần phải tính toán từng chi tiết thông số kỹ thuật, bên cạnh đó là một số nguyên vật liệu khác như sườn phào, ốp tiền, xà gỗ, các dụng cụ vệ sinh phần mái sau lợp.

Lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp với quá trình lợp mái thái
Lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp với quá trình lợp mái thái

Bước 2. Ước tính cụ thể khoảng cách các mè

Để có thể xây dựng được phần mái thái an toàn cần chú ý khoảng cách các hàng mè tại đỉnh mái giao động trong khoảng 4cm – 6cm.

Hàng mè ngay tiếp theo rơi vào khoảng 34,5cm và các khoảng mè phía dưới trong khoảng từ 32cm – 34cm.

Ước tính cụ thể các khoảng cách giữa các mè đảm bảo đúng kỹ thuật
Ước tính cụ thể các khoảng cách giữa các mè đảm bảo đúng kỹ thuật

Bước 3. Bắt đầu lợp phần ngói tạo thành mái

Khi bắt đầu lợp ngói cần chú ý khoảng cách giữa các viên ngói, khoảng cách giữa viên ngói với tấm ván hông vào khoảng 3cm.

Lưu ý rằng để đảm bảo chắc chắn cho phần mái, sau khi đã xếp xong phần ngói phải dùng vít thép để cố định ngói vào các thanh mè.

Quá trình lợp mái thái phải đảm bảo chắc chắn
Quá trình lợp mái thái phải đảm bảo chắc chắn

Bước 4. Hoàn thiện phần rìa và nóc ngói

Phần rìa ngói và nóc ngói cũng rất quan trọng đối với mẫu nhà mái ngói. Theo quy chuẩn, phần rùa ốp sát vào tấm ván hông và phải được cố định bằng sắt hộp dài 6m gồm 2 vít thép.

Phần nóc ngói có thể sử dụng tấm lợp hoặc vữa dẻo khô để tăng tính bám dính cho phần mái ngói.

Mẫu nhà mái thái đã được hoàn thiện
Mẫu nhà mái thái đã được hoàn thiện

Qua thông tin bài viết trên của I-connect mong rằng đã giúp bạn và gia đình giải đáp được thắc mắc nhà mái thái là gì? Đồng thời sẽ hiểu biết thêm nhiều thông tin về mẫu nhà mái thái hiện nay. Mong rằng những thông tin trên của chúng tôi hữu ích, giúp những gia đình có nhu cầu mái ngói có thể đảm bảo được chất lượng, cải tiến tối ưu cho thiết kế nhà của mình.