Với một mẫu thiết kế nhà lý tưởng, chiều cao tầng nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để tìm ra một chiều cao tầng nhà lý tưởng cho ngôi nhà của mình để đảm bảo thẩm mỹ và phong thủy, hãy cũng theo dõi bài viết sau đây đến từ I – CONNECT VN nhé!
Hiểu theo cách đơn giản nhất, quy định chiều cao tầng nhà chính là khoảng cách được tính từ sàn nhà (hay nền đất) của tầng này cho đến phần trần nhà của mỗi tầng trong một ngôi nhà.
Tùy theo nhu cầu, mục đích của chủ nhà mà mỗi tầng có thể sẽ có một chiều cao tầng nhà khác nhau. Bên cạnh đó việc chọn chiều cao tầng nhà còn đảm bảo một số yếu tố như diện tích đất, khí hậu, điều kiện kinh tế của từng gia chủ.
Việc tính chiều cao trần nhà đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây một căn nhà ở hiện nay. Vậy lợi ích của việc quy định chiều cao tầng nhà là gì? Vì sao phải tính chiều cao tầng nhà?
Để đảm bảo yếu tố hợp lý, mỗi phòng sẽ cần có công năng khác nhau, do đó tính chiều cao từng tầng nhà cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
Đối với những phòng là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình hoặc là nơi tiếp khách nên cần có không gian rộng rãi, thoáng đãng, vì vậy chiều cao tầng nhà cũng cần cao hơn những phòng khác, thường từ 3,6m – 5m.
Diện tích là cũng là yếu tố mà bạn cần xem xét để có thể tính toán chiều cao tầng nhà hợp lý. Đảm bảo rằng giữa chiều cao từng tầng nhà và nhà và diện tích nhà phải cân đối.
Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn thì nên xây chiều cao tầng nhà trung bình từ 3m đến 3.3m. Những ngôi nhà có diện tích giao động từ 100m2 cho đến 150m2 thì chiều cao tầng nhà thường sẽ từ 3.6m đến 4m.
Một yếu tố nữa giúp bạn có thể tính toán được chiều cao tầng nhà hợp lý đó chính là điều kiện kinh tế, ngân sách xây dựng.
Bởi lẽ, việc xây tầng nhà càng cao đồng nghĩa với việc chi phí cho xây dựng, nguyên vật liệu như xi măng, thép, bê tông, gạch,… sẽ sẽ cao hơn. Đồng thời về chi phí bảo dưỡng tường nhà sau này cũng tốn kém nhiều hơn.
Vì vậy, việc tính toán chiều cao tầng nhà hãy dựa vào ngân sách xây dựng của gia đình bạn để có thể tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng. Thông thường, chiều cao tầng nhà hợp lý, đảm bảo chi phí như sau:
Đối với mỗi ngôi nhà, mỗi phong cách kiến trúc khác nhau mà sẽ có quy định chiều cao tầng nhà khác nhau, đảm bảo phù hợp nhất. Một số phong cách kiến trúc yêu cầu phải có chiều cao tầng nhà tương ứng để có thể thể hiện rõ được những nét đẹp, đặc trưng của phong cách kiến trúc đó.
Điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao tầng nhà mà bạn cần chú ý. Thời tiết ở miền Bắc, miền Nam hay miền Trung không giống nhau do đó cần linh hoạt tính toán chiều cao tầng nhà phù hợp với từng miền.
Thời tiết miền Bắc thường rất nóng vào mùa hè, do đó chiều cao của các tầng nên từ 3m – 3,6. Việc sử dụng chiều cao tầng nhà hợp lý giúp mùa hè sử dụng điều hòa có thể đảm bảo tiết kiệm điện nhưng vẫn có không gian ấm cúng vào mùa đông.
Thời tiết miền Nam, miền Trung thời tiết không nóng như miền Bắc, do đó có thể lựa chọn chiều cao tầng nhà từ 3,6m – 4,5 tùy những yếu tố khác.
Hiện nay, pháp luật cũng có những quy định chiều cao tầng nhà để đảm bảo cân đối và an toàn cho các ngôi nhà. Cụ thể quy định của pháp luật về chiều cao tầng nhà như sau:
Thước lỗ là loại thước được dùng để đo kích thước đồ vật trong nhà. Kích thước trên thước lỗ ban theo quan niệm rằng đều là những kích thước mang lại may mắn, tài lộc tới cho gia chủ. Vì vậy, việc để xác định chiều cao tầng nhà hợp lý cũng có thể sử dụng theo thước lỗ ban.
Thông thường, khi sử dụng thước lỗ ban đo chiều cao tầng nhà, kết quả chính xác và hợp lý nhất cụ thể như sau: đối với nhà ở, chiều cao từ sàn nhà cho tới mặt sàn tầng kế tiếp hợp lý nhất là 3m, từ tầng 2 trở lên chiều cao tầng nhà hợp lý nhất là 3.4m.
Ngoài ra, việc tính toán chiều cao tầng nhà theo thước lỗ ban cũng cần chú ý để đảm bảo yếu tố tiết kiệm điện năng tiêu thụ, đặc biệt là đối với những gia đình có lắp trần thạch cao và sử dụng điều hòa.
Chiều cao tầng nhà có ảnh hưởng rất lớn tới thiết kế, tính toán số bậc cầu thang. Vì vậy, nếu như bạn mong muốn số bậc cầu thang theo quan niệm phong thủy thì c đảm bảo tính toán chiều cao tầng nhà hợp lý, phù hợp nhất.
Chiều cao bậc cầu thang theo chiều cao tầng nhà sẽ được tính như sau: Chiều cao bậc cầu thang = chiều cao tầng nhà/ 21 (hoặc 25).
Trong đó 21, 25 là số bậc cầu thang theo phong thủy. Chiều cao bậc cầu thang thông thường tù 140 – 200m, tùy theo nhu cầu mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn chiều cao bậc khác nhau.
Với cách tính trên bạn hoàn toàn có thể tính toán được chiều cao tầng nhà hợp lý, đảm bảo đúng yếu tố phong thủy khi xây cầu thang, vừa đảm bảo sự thuận tiện khi di chuyển bằng cầu thang của gia đình mình.
Đối với người Việt Nam, việc xây nhà là chuyện quan trọng, vì vậy mọi yếu tố đều cần phải đảm bảo phong thủy, trong đó có chiều cao tầng nhà. Tính toán chiều cao tầng nhà cần phải theo phong thủy. Việc tính chiều cao tầng nhà theo phong thủy sẽ giúp gia chủ cảm thấy yên tâm hơn, không phải lo lắng, bất an khi sinh sống.
Theo đó, theo quan niệm phong thủy không nên xây nhà quá thấp. Chiều cao tầng nhà thấp sẽ thể hiện cho sự không may mắn về sức khỏe, tiền bạc của gia đình. Cụ thể chiều cao tầng nhà theo phong thủy như sau:
Tuy nhiên, tùy theo quan niệm của mỗi người về phong thủy mà sẽ có cách tính chiều cao tầng nhà khác nhau.
Chiều cao tầng nhà sẽ có ảnh hưởng tới việc sử dụng điện năng, đặc biệt là với những gia đình có sử dụng điều hòa thường xuyên. Đối với những căn phòng có chiều cao tầng nhà thấp sẽ tốn ít năng lượng, điện năng sử dụng hơn so với những ngôi nhà có chiều cao tầng nhà cao.
Vì vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng điều hòa và khả năng tài chính của mỗi gia đình mà có thể tính toán, lựa chọn chiều cao tầng nhà phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ của I – CONNECT VN về những quy định chiều cao tầng nhà, giúp các bạn có thể tính toán được chiều cao phù hợp theo nhiều yếu tố. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ hữu ích tới các bạn đang gặp khó khăn trong việc tính toán chiều cao tầng nhà cho ngôi nhà của mình nhé!