Với một ngôi nhà, phần móng là một phần rất quan trọng, quyết định tới tổng thể chất lượng và sự bền vững cho ngôi nhà của bạn. Chính vì vậy, từng bước trong quy trình làm móng nhà phải được giám sát và thực hiện đúng theo quy định. Rất nhiều gia đình hiện nay vẫn chưa nắm rõ được quy trình làm móng nhà. Vì vậy, hãy cùng I-Connect tìm hiểu quy trình này đúng tiêu chuẩn kể đạt được chất lượng móng cao nhất nhé!
Xem thêm:
- 99+ mẫu thiết kế phòng trọ đẹp thoáng phù hợp mọi đối tượng
- Quy định bảo hành công trình xây dựng theo luật hiện hành
Để có thể đảm bảo chất lượng cho phần móng cũng như toàn bộ ngôi nhà, quy trình làm móng phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cũng như quy chuẩn kỹ thuật xây dựng.
Sau đây là thông tin chi tiết về quy trình làm móng nhà mà các bạn cần chú ý để giám sát kỹ lưỡng từng bước, đảm bảo chất lượng.
Bước đầu tiên trong quy trình làm móng nhà chính việc bước khảo sát địa chất của vị trí chuẩn bị xây nhà. Bởi với mỗi một nền đất, địa thế sẽ phù hợp với từng một loại móng.
Nếu như xây móng không phù hợp với nền đất sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng của móng, tránh trường hợp ở bị sụt lún trong quá trình xây dựng.
Ngoài ra, việc tiến hành khảo sát tình trạng đất của nhà mình chất bằng việc khoan lỗ, đào giếng, đóng mũi xuyên thăm giò,.. còn giúp các bạn có thể lên kế hoạch thi công một cách chuẩn xác nhất.
Sau khi đã khảo sát được tình trạng đất của nhà mình, bạn có thể xác định được loại móng phù hợp nhất với điều kiện địa thế cũng như kinh phí xây dựng của mình.
Việc lên thiết kế chi tiết cho móng nhà cũng sẽ chính xác hơn, đảm bảo không xảy ra vấn đề phát sinh khi xây nhà.
Nếu như bước này không được giám sát và thực hiện chuyên nghiệp sẽ dẫn đến trường hợp thiết kế móng sai lệch và bắt buộc phải xây lại móng.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của ngôi nhà cũng như gây lãng phí cho chủ nhà. Vì vậy cần chú ý trong quy trình làm móng nhà.
Một trong bước quan trọng trong quy trình làm móng nhà chính là việc xác định những vật liệu cần thiết cho quá trình này.
Vì móng là phần chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà, những vật liệu yêu cầu phải đạt được chất lượng cao nhất, đảm bảo an toàn sau này.
Với từng loại móng sẽ yêu cầu sử dụng những vật liệu thi công khác nhau nên cần có những lựa chọn vật liệu phù hợp nhất.
Ngoài việc lựa chọn đội ngũ thi công xây dựng có chuyên môn cao, trong quy trình làm móng nhà chuẩn, việc xác sát quá trình thi công của thợ cũng quyết định đến chất lượng của phần móng nhà.
Tại bước này, bạn cần có một số kiến thức cơ bản về móng nhà hoặc thuê người giám sát riêng để đảm bảo quy trình đổ móng đúng quy định, kết cấu móng được đảm bảo ổn định, phát hiện những sai sót để kịp sửa chữa nếu có.
Hiện nay thông thường các công trình xây dựng nhà ở dân dụng thường có 4 cách làm móng nhà chắc chắn và cơ bản.
Mỗi cách làm móng nhà sẽ có những đặc điểm riêng, vì vậy cũng có những yêu cầu cụ thể cho từng quy trình làm móng.
Móng đơn là một loại móng nhà gồm một hoặc một cụm cột đứng cùng nhau để chịu lực cho toàn bộ căn nhà.
Mỗi một cột trong móng đơn sẽ được tách riêng lẻ, thường dạng hình vuông hoặc chữ nhật với bố trí kích thước khác nhau.
Quy trình làm móng nhà đơn cụ thể như sau:
- Bước 1. Chuẩn bị:
Đầu tiên cần chuẩn bị bản phác thảo, định hình xây móng. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết, máy móc, thiết bị. Sau đó xử lý, dọn dẹp mặt bằng để bắt đầu các bước xây móng tiếp theo.
- Bước 2. Bắt đầu đóng cọc, đào hố móng
Sau khi đã có được hồ sơ thiết kế, dựa vào đó để xác định kích thước từng cọc cũng như khoảng cách từng cọc đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất.
Lưu ý rằng, khi đóng cọc cần chú ý tới độ lún của từng khu đất. Có thể cố định thêm bằng cừ tràm, bê tông để phần cọc thêm chắc chắn hơn.
Tại bước đào hố móng cần chú ý độ sâu, rộng để móng chắc chắn nhất. Mỗi phần hố cần đảm bảo được giữ sạch và khô.
Nếu trong trường hợp ngập nước phải hút nước, đảm bảo hố phải khô mới tiếp tục chuyển sang bước tiếp theo.
- Bước 3. Tiến hành đổ bê tông lót móng
Mục đích của lớp bê tông lót móng giúp ngăn hơi nước của phần bê tông phía trên, tạo sự bằng phẳng cho đáy móng và hạn chế sự biến dạng của phần đất móng do tác động từ bên ngoài.
- Bước 4: Tiến hành đổ bê tông móng
Đây là bước quan trọng, quyết định sự vững chắc cho phần móng. Phần bê tông lót móng phải đảm bảo được khô ráo và dọn dẹp sạch sẽ để có thể đổ bê tông móng.
Hỗn hợp để đổ bê tông móng bao gồm cát, đá, xi măng và nước với tỷ lệ tiêu chuẩn.
- Bước 5. Tháo phần cốt pha
Đây là bước cuối trong quy trình làm móng đơn. Sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày, phần móng đã bắt đầu khô lại có thể tiến hành tháo bỏ phần cốt pha.
Sau đó cần đảm bảo bảo dưỡng đúng cách phần móng để móng không bị xuống cấp.
Móng băng là loại móng thường có dạng một dải trải dài hoặc một hàng song song/ giao nhau hình chữ thập. Với loại móng này sẽ chịu lực thay cho phần cột hoặc tường của căn nhà.
Các bước trong quy trình làm móng nhà băng cụ thể như sau:
- Bước 1. Phần chuẩn bị cũng tương tự như bước chuẩn bị của quy trình làm móng đơn.
- Bước 2. Tiến hành đào móng
Đầu tiên cần phải đào móng dựa theo bản hồ sơ kỹ thuật xây móng đã được chuẩn bị trước. Quá trình đào móng lần lượt theo trục.
Sau khi đã đào móng cần đảm bảo khô ráo cho khu vực móng vừa đào. Nếu có nước đọng phải hút sạch nước một cách nhanh chóng.
- Bước 3. Tiến hành gia công cốt thép, đóng cốt pha cho móng
Tại bước này có thể sử dụng cách buộc thủ công hoặc hàn mối nối. Theo đúng quy chuẩn, những mối nối phải đảm bảo không gỉ sét, khô ráo để gia cố chắc chắn nhất.
Phần ván khuôn không được mục nát, gia cố chắc chắn bằng đinh, đặt đúng theo khuôn thép đã được cố định, đảm bảo cột và tim móng định vị chính xác theo bản thiết kế.
- Bước 4. Đổ bê tông cho phần móng băng. Sau đó tiến hành bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng sau này cho phần móng.
Móng bè là một loại móng nông, phù hợp với những nền đất yếu. Vì vậy, để có được phần móng bè an toàn, chắc chắn quá trình xây móng nhà phải đảm bảo từng bước như sau:
- Bước 1. Bước chuẩn bị tương tự như bước chuẩn bị của các loại móng trên.
- Bước 2. Móng bè cũng có quy trình trong bước đào móng tương tự với phần móng băng.
- Bước 3. Tiến hành đổ phần bê tông lót.
Tại bước này cần kiểm tra trước độ cao sau đó mới đổ lớp bê tông lót trên phần đất đã đào móng tại bước 3.
- Bước 4. Tiến hành gia công và đóng cốt pha cho phần móng bè.
- Bước 5. Đổ bê tông cho móng bè. Móng bè sẽ được đổ bê tông theo từng lớp, với độ dày trong khoảng từ 20 – 30cm.
Lưu ý lớp bê tông sẽ được đổ chồng lên nhau, đảm bảo lớp dưới đã cứng chắc mới tiếp tục đổ lớp tiếp theo.
Một trong những loại bóng phổ biến hiện nay chính là phần móng. Móng cọc có quy trình các bước tương tự như với móng đơn, bao gồm bước: chuẩn bị; đóng cọc và đào hố móng; đổ bê tông lót và bê tông móng; bảo dưỡng.
Với móng cọc thể giúp chịu được trọng tải lớn hơn, phù hợp với xây dựng nhà cao tầng hoặc những nhà diện tích rộng.
Chi phí làm móng nhà sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây I-connect sẽ tổng quát lại những thông tin để giúp các bạn dự toán chi phí làm móng chi tiết nhất để dự trù kinh phí hợp lý cho quy trình làm móng nhà của mình.
Những yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà. Tùy loại móng mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Diện tích móng nhà: diện tích móng nhà càng rộng thì chi phí làm móng càng cao. Bên cạnh đó, tùy đơn vị thi công mà có mức tính chi phí khác nhau, thường dao động trong khoảng 30% - 50% chi phí theo diện tích mặt sàn.
- Loại móng: Với mỗi loại móng nhà yêu cầu nguyên vật liệu khác nhau cũng như thời gian hoàn thiện không giống nhau.
Vì vậy mức chi phí khi làm mỗi loại móng sẽ có mức chênh lệch, ảnh hưởng tới chi phí làm móng nhà.
- Đơn vị thi công móng: Tại mỗi địa phương sẽ có rất nhiều đơn vị thi công móng khác nhau với những mức giá khác nhau.
Trước khi xây móng cần kiểm tra, tham khảo mức giá của mỗi đơn vị để chọn mức giá phù hợp nhất với kinh phí xây dựng.
Để có tính được chính xác chi phí cần tính toán chính xác diện tích xây dựng sàn, đơn vị giá xây dựng.
Sau đây sẽ là cách tính chi phí xây dựng cho quy trình làm móng nhà thường được áp dụng trong các công trình xây dựng nhà ở dân dụng:
- Đối với nhà ở có móng băng một phương, chi phí xây phần móng = 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Đối với nhà ở có móng băng hai phương, chi phí xây phần móng = chi phí = 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Đối với công trình nhà ở sử dụng móng cọc, chi phí xây dựng phần móng = đơn giá x số lượng cọc xây móng x chiều dài cọc + chi phí nhân công xây móng + hệ số đài móng x diện tích sàn tầng 1 x đơn giá phần thô xây móng.
- Đối với công trình xây dựng nhà ở sử dụng móng khoan nhồi, chi phí xây dựng phần móng = đơn giá x số lượng cọc x chiều dài cọc + hệ số đài móng x diện tích sàn tầng 1 x đơn giá phần thô xây móng.
Tùy vào tình hình thời tiết mà sẽ có thời gian hoàn thiện khác nhau. Bởi yêu cầu của các loại móng đảm bảo phải khô ráo để có thể đổ bê tông cho phần móng.
Vì vậy, vòng thời điểm khô ráo như mùa hè một quy trình làm móng nhà thường kéo dài khoảng 3 – 4 tuần, trong khi mùa đông và mùa mưa yêu cầu thời gian hoàn thiện dài hơn.
Bên cạnh đó, thời gian hoàn thiện của từng loại móng và diện tích móng cũng sẽ khác nhau. Các bạn dựa vào các bước xây dựng móng để ước lượng khoảng thời gian hoàn thiện chính xác nhất.
Để có thể thi công phần móng vững chắc, trong quy trình làm móng nhà, các bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Tìm hiểu kỹ thông tin của các đơn vị thi công để chọn đơn vị uy tín nhất, chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng cho phần móng.
- Giai đoạn khảo sát địa chất rất quan trọng, cần chú ý tới giai đoạn này. Nếu có thể hãy thuê đơn vị chuyên khảo sát địa chất để có kết quả tình trạng đất chính xác nhất.
- Lựa chọn những vật liệu chất lượng nhất bởi phần móng là phần quan trọng của ngôi nhà, quyết định sự chắc chắn hay sụt lún sau này của nhà.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thi công phần móng, nếu chủ thầu có sai sót phải yêu cầu sử ngay lập tức, tránh tình trạng ảnh hưởng tới chất lượng sau này của móng và toàn bộ ngôi nhà.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng trong quy trình làm móng nhà. Bạn cần chú ý và cân nhắc để lựa chọn thật kỹ các loại móng phù hợp với địa thế và mẫu nhà của mình. Mong rằng bạn sẽ nắm chắc được những thông tin về cách xây móng nhà để quá trình làm móng đảm bảo chất lượng nhất nhé!