Khu vực
Danh mục
Từ khóa

Gác lửng nên cao bao nhiêu & quy định chiều cao tầng lửng

Gác lửng còn được gọi là tầng lửng - tầng trung gian giữa những tầng của tòa nhà và được sử dụng để gia tăng diện tích sàn của nhà. Vậy gác lửng nên cao bao nhiêu được xem là hợp lý? Chiều cao của tầng lửng được quy định bao nhiêu là hợp lý? Tham khảo bài viết dưới đây của I - Connect VN để tìm hiểu chi tiết về bộ phận này của ngôi nhà một cách chi tiết nhất.

Gác lửng là gì?

Gác lửng là phần diện tích được nới và làm rộng ra để thêm diện tích sử dụng cho ngôi nhà. Thông thường, hang mục thi công này sẽ được đặt ở giữa tầng 1 và tầng 2. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng được xem là một tầng của ngôi nhà. Bởi diện tích của tầng lửng sẽ không rộng quá 2/ 3 diện tích của mặt sàn cũng như chiều cao của một tầng. Đây được xem là tầng trung gian giữa các tầng trong công trình nhà ở.

Gác lửng là phần diện tích được làm rộng ra để thêm diện tích cho ngôi nhà
Gác lửng là phần diện tích được làm rộng ra để thêm diện tích cho ngôi nhà

Công dụng của gác lửng đối với cuộc sống của gia chủ

Tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ mà phần tầng lửng được thiết kế với nhiều chức năng khác nhau. Có nhà dùng để làm phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng bếp hay phòng ăn. Hoặc cũng có gia đình sử dụng để làm phòng ngủ. Những căn nhà có thiết kế tầng lửng sẽ sở hữu những đặc điểm dưới đây:

  • Khi xây dựng, diện tích tầng lửng không rộng quá. Mặt bằng trệt để kinh hoặc làm nhà xe, nhà kho để gia tăng diện tích chứa đựng.
  • Khi buộc giới hạn chiều cao gác lửng mà vẫn cần mặt bằng rộng cũng có thể thiết kế tầng lửng. Trong trường hợp có đủ diện tích gia chủ có thể đưa những không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như phòng khách, nhà bếp.
  • Tầng lửng có thể sử dụng với mục đích tiếp khách mà vẫn theo dõi được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách và cũng có thể là phòng sinh hoạt chung.
  • Ở một số gia đình còn thiết kế tầng lửng như kết cấu của một phòng ngủ.
Diện tích tầng lửng không nên rộng quá so với các phần khác
Diện tích tầng lửng không nên rộng quá so với các phần khác

Quy định chiều cao tầng lửng trong công trình xây dựng

Bộ xây dựng đã ban hành Thông tư 07/2019 về việc sửa đổi, bổ sung và thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016 để quy định rõ việc phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Thông tư mới có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2020 quy định như sau:

  • Ở công trình nhà ở riêng lẻ: Tổng số tầng của công trình sẽ không bao gồm tầng lửng. Khi mà diện tích sàn của tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng bên dưới.
  • Đối với công trình nhà ở, công trình nhiều tầng có sàn: Bộ phận tầng lửng không được vào số tầng của công trình khi sử dụng làm khu kỹ thuật. Trường hợp này diện tích xây dựng không được vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng ở tầng bên dưới (không quá 300m2).
  • Mỗi một công trình chỉ được phép có một tầng lửng và nó sẽ không được tính vào số tầng của công trình đó. Vậy nên khi thiết kế các gia chủ nên chú ý để có phương pháp sử dụng hiệu quả.
Quy định chiều cao tầng lửng sẽ có sự khác biệt ở từng loại công trình
Quy định chiều cao tầng lửng sẽ có sự khác biệt ở từng loại công trình

Gác lửng của ngôi nhà nên cao bao nhiêu phù hợp nhất?

Gác lửng nên cao bao nhiêu là sự thắc mắc của rất nhiều gia đình khi có ý định xây dựng. Theo chuyên gia xây dựng, thông thường chiều cao tầng lửng và gác xép dao động từ 50 - 80cm.Tùy thuộc vào chiều cao trung bình của ngôi nhà so với mức tiêu chuẩn mà kích thước này cũng có thể thay đổi. 

Chính vì vậy, chiều cao tầng lửng hợp lý từ 2.2m - 2.5m và không nên vượt quá 3m. Đối với những gia đình có ý định thiết kế gác lửng hãy xác định độ cao phù hợp. Chúng ta nên vận dụng cách bố trí thông minh để tạo nên một không gian sống thoải mái và thông thoáng nhất.

Đặc biệt để giữ được tính thẩm mỹ cho tổng quan khuôn viên của ngôi nhà gia chủ không nên thiết kế gác lửng quá cao. Tuy nhiên cũng không được quá thấp bởi nó sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình cảm thấy chật chội, bí bách. Bên cạnh đó, khi thiết kế gác lửng cũng nên chú ý đến vật liệu để không gặp phải rắc rối trong quá trình sử dụng và giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa.

Vậy nên có thể khẳng định, tầng lửng được ví như đứa con tinh thần của các gia đình. Tốt nhất, chủ công trình phải xây dựng một kế hoạch thật hoàn hảo, xác định phần diện tích mặt bằng có sẵn, xác định gác xép cao bao nhiêu và vật liệu thích hợp nhất.

Chiều cao tầng lửng hợp lý từ 2.2m - 2.5m và không nên vượt quá 3m
Chiều cao tầng lửng hợp lý từ 2.2m - 2.5m và không nên vượt quá 3m

Những điều lưu ý khi thiết kế gác lửng

Trong quá trình thiết kế gác lửng cho gia đình mình, chủ công trình cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn tối ưu:

Không thiết kế gác xép quá dốc

Trong quá trình thiết kế gác lửng bạn không nên thiết kế gác xép quá dốc bởi không khí lưu thông sẽ bị thoát ra nhanh chóng. Trong thiết kế gác xép và quy định chiều cao gác lửng, phần mái nhà phải thấp hơn để không khí đi vào được vận hành tốt hơn. Cho nên ngoài việc để ý đến chiều cao bạn cũng nên quan tâm đến độ dốc của xác xép.

Gác lửng nên mở cửa sổ

Diện tích của gác lửng thường có diện tích nhỏ do đó trong quá trình thiết kế bạn nên thiết kế chiều cao hợp lý để có sự thông thoáng nhất có thể. Do đó, việc mở cửa sổ tại đây sẽ góp phần mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên nhất. Nó không chỉ giúp cho không khí lưu thông mà tinh thần của các thành viên cũng được cải thiện hơn.

Ngoài việc gác lửng nên cao bao nhiêu thì các bạn cũng chú ý đến màu sắc. Gia chủ nên sử dụng những gam màu nhạt, màu ấm để không gian không bị tối, u ám bởi bộ phận này thường thấp hơn so với các tầng khác.

Gác lửng nên mở cửa sổ cho thông thoáng
Gác lửng nên mở cửa sổ cho thông thoáng

Xà ngang tránh chèn ép gác xép

Gác lửng thường được thiết kế dưới dạng mái nghiêng cho nên gia chủ nên chú ý đến việc điều chỉnh kết cấu của mái bị hỗn loạn. Đối với xà ngang cần tránh chèn ép phần đỉnh bởi đây là điều tối kỵ trong phong thủy mà bạn cần phải tránh.

Theo phong thủy, nếu gia đình sống dưới ngôi nhà có xà ngang chèn ép gác trên sẽ giảm tài lộc, tiền tài hao hụt. Do đó, bên cạnh việc chú ý đến chiều cao thì để ý đến thiết kế xà ngang cũng giúp các gia đình tránh phạm phải những kiêng kỵ ảnh hưởng không tốt đến tài lộc của gia đình.

Không nên làm cầu thang thẳng

Phong thủy được quy định dựa vào việc lưu thông không khí và khí có tụ hay không. Vậy nên gia chủ không nên làm cầu thang thẳng để tránh vượng khí hao mòn, đi xuống. Bạn có thể thiết kế cầu thang dạng xoắn ốc để lưu giữ những luồng khí tốt cho gia đình của mình.

Gia chủ không nên làm cầu thang thẳng cho gác lửng
Gia chủ không nên làm cầu thang thẳng cho gác lửng

Tránh việc dùng gác lửng làm phòng ngủ

Trong quá trình thiết kế gác lửng các chuyên gia đưa ra lời khuyên đó chính là không nên dùng nơi này làm phòng ngủ. Bởi điểm hạn chế của vị trí này đó chính là có sự bất lợi về vị trí làm cho năng lượng bị hao tổn rất nhiều.

Tốt nhất chúng ta chỉ nên dùng gác lửng làm phòng luyện tập, để đồ, phòng làm việc. Điều này sẽ tránh làm tiêu hao năng lượng ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Nhất là khi ngủ dậy hoặc đang còn ngái ngủ, việc di chuyển sẽ gây nguy hiểm cho mọi người.

Như vậy những thông tin được I - Connect VN chia sẻ trên đã giúp các bạn giải đáp cho thắc mắc gác lửng nên cao bao nhiêu là hợp lý. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích để các gia đình đưa ra quyết định trong việc thiết kế gác lửng phù hợp, tránh điều không may mắn. Đừng quên đón đọc những bài viết được chúng tôi cập nhật thường xuyên để tích lũy cho mình nhiều kiến thức về kiến trúc và xây dựng nhé.